Trầm tư cuối năm
- In trang này
- Lượt xem: 1,765
- Ngày đăng: 15/01/2022 06:20:24
TRẦM TƯ CUỐI NĂM
Nhìn cuốn lịch cũ mỏng dần nhiều người không khỏi bồi hồi nhớ lại quá khứ, những gì đã diễn ra trong một năm qua và ngẫm nghĩ về mình, về người, về đời. Những kỉ niệm trong năm cũng ùa về nhẹ nhàng như con gió làm lay động những suy tư, ký ức.
Dù lặng lẽ hay ồn ào, một năm rồi cũng đang chuẩn bị qua đi. Thời gian làm mọi thứ già nua, bạc trắng theo nó. Chúng ta thầm biết ơn sự quan tâm giúp đỡ, sẻ chia của người thân, bè bạn, đồng nghiệp để mình gặt hái thành công. Đồng thời cũng là dịp nhìn lại mình đã có những gì thiếu sót, “chưa phải” với người khác để biết bày tỏ lời xin lỗi chân thành.
Những ngày cuối năm như những “nốt trầm” đệm giữa năm cũ và năm mới. Người ta thường dễ tha thứ cho lỗi lầm của những ngày qua, sẽ gật đầu để quên đi những gì không may mắn, phiền muộn và hướng về một năm mới an lành và hạnh phúc. Xin hãy dành tất cả tình yêu thương và lòng tha thứ cho nhau, bởi đã là con người, có ai trong đời không một lần mắc chút sai lầm!
Có những người khi gặp gỡ, vẫn câu hẹn hò quen thuộc “hôm nào gặp lại nhé!”. Rồi cái “hôm nào” ấy cứ trôi tuột qua, thi thoảng có nhớ lại thì lại tự bào chữa cho mình, “để khi khác vì tháng rộng ngày dài gặp lúc nào chẳng được”. Rồi những việc đã tự cho vào mục cần làm ngay, vậy mà có chuyện đột xuất đành gác lại, cũng vẫn là câu quen thuộc “để lúc khác”…
Chợt nhận ra người ta nói đúng, thời gian không đợi chờ ai cả. Đó là khi thảng thốt nhận tin một người quen vừa mất, chợt lặng đi vì nhớ lại lời hẹn “hôm nào gặp nhé” vẫn chưa thực hiện được. Đó là khi ta ngồi tĩnh lặng một mình, thấy còn nhiều việc dang dở, ước thời gian dài thêm để làm được chuyện này chuyện nọ cho trọn vẹn. Đó còn là khi chợt thấy đôi nếp nhăn ngay khóe mắt, đầu điểm thêm vài sợi tóc bạc mới thấy rõ màu thời gian hiển hiện …
Những ngày cuối năm còn là cơ hội để nhìn lại, nhớ lại, ôn lại quá khứ và hướng tới tương lai. Đó là thời khắc để đếm lại, tổng kết, tính sổ và hoạch định kế hoạch mới cho tương lai như lời Kinh Thánh “Xin dạy chúng con đếm tháng ngày mình sống, ngõ hầu tâm trí được khôn ngoan.” (Tv 90,12)
Năm 2021 sắp trôi qua, chắc hẳn ai cũng đều đồng ý đây là một năm dịch bệnh, thiên tai. Đại dịch Covid-19 bùng phát và hoành hành khắp thế giới, lây nhiễm và lan tràn nhanh chóng, gây ra cái chết cho nhiều người và khiến nền kinh tế toàn cầu suy thoái, cuộc sống vô vàn khó khăn. Rồi lũ lụt ở nơi này, nước nọ … như trút thêm gánh nặng khiến dân tình lao đao, khốn khó.
Một năm với nhiều biến cố, nhiều thay đổi. Nhiều người “vỡ kế hoạch” vì không thể đi giao dịch làm ăn, du lịch đây đó hay không thể về thăm quê hương. Nhiều kẻ “gãy gánh” không thực hiện được những ước mơ, dự định của mình. Với Covid-19, nhiều thói quen của con người đã phải thay đổi, người ta phải tập để hình thành nhiều thói quen mới như đeo khẩu trang khi ra ngoài đường, cúi chào thân tình thay cho cái bắt tay nồng nhiệt, …
Trong “cái khó ló cái khôn,” không thể gặp gỡ và làm việc trực tiếp, người ta nghĩ đến làm việc, hội họp, học online, … và cả tham dự Thánh lễ qua mạng internet. Trong cơn dịch, người ta kêu gọi sự ý thức về “chúng ta” thay cho “cái tôi” hẹp hòi; những thành phần dễ bị tổn thương hơn trong xã hội như người già, người bệnh, trẻ em… được chú ý chăm sóc và bảo vệ hơn. Tương quan hàng xóm láng giềng và tình cảm gia đình được tái khẳng định và xây dựng. Người ta tập trung vào sự thinh lặng, cầu nguyện và sống phó thác nhiều hơn.
Người đời dù không hiểu biết về Thiên Chúa, nhưng cũng đã dồn hết trí lực và tiền của để vượt qua nghịch cảnh; còn chúng ta là những người đã được Chúa báo trước về những dấu hiệu khởi đầu cho ngày cuối cùng: “Dân này sẽ nổi dậy chống dân kia, nước này chống nước nọ. Sẽ có những trận động đất lớn, và nhiều nơi sẽ có ôn dịch và đói kém; sẽ có những hiện tượng kinh khủng và điềm lạ lớn lao từ trời xuất hiện.” (Lc 21,10-11) thì đã sửa soạn được những gì?
Dịch bệnh, thiên tai là điều chẳng ai muốn xảy ra nhưng vẫn nằm trong thánh ý của Thiên Chúa. Những thói quen cũ phải được thay đổi được xem như là “đường tránh”, là trệch đường so với lộ trình quen thuộc. Nhưng nó lại khơi mào cho một sự thay đổi sâu xa cái nhìn của ta về Thiên Chúa, về thế giới và về bản thân.
Chỉ khi nào tiếp cận với những thực tế không quen thuộc ấy thì các hàng rào bảo vệ của tâm lý và đạo đức cũ mới dần dần sụp đổ. Những rào cản đã từng ngăn không cho ta sẵn sàng đón nhận sự khác biệt của Thiên Chúa và tha nhân. Muốn hiểu mình thì phải chấp nhận đi đường tránh. Cuộc sống cũ thường ngày sẽ bị biến đổi, dù cách tổ chức bên ngoài vẫn như cũ.
Một năm kết thúc với cái “bình thường mới”, có lẽ tất cả mọi người Kitô hữu chúng ta đều thấy rằng điều quan trọng không phải là sống hay chết, nhưng là sống để làm sáng danh Chúa và chết là chết cho Chúa. “Chúng ta có sống là sống cho Chúa, mà có chết cũng là chết cho Chúa. Vậy, dù sống, dù chết, chúng ta vẫn thuộc về Chúa” (Rm 14,8).
Hãy vững lòng trông cậy với Đức tin đã được mạc khải. Nếu Chúa cho chúng ta sống thì hãy nhớ sự sống của chúng ta luôn ảnh hưởng đến cộng đồng. Hãy sống với tình yêu cho đi và đừng có những hành động gây vấp phạm cho người khác.
Nếu Chúa cho phép chúng ta phải chết thì phải chết cho Chúa vì Chúa luôn ở cùng chúng ta dù cái chết có đến với ta cách cô đơn lạnh lẽo không người thân thích.
Luôn tin nhớ trong ngày cuối cùng, những người đã chết dù có bị hỏa thiêu hay mục nát trong lòng đất cũng sẽ thức dậy để sống đời đời với Chúa. “Trong một giây lát, trong một nháy mắt, khi tiếng kèn cuối cùng vang lên. Vì tiếng kèn sẽ vang lên, và những kẻ chết sẽ trỗi dậy mà không còn hư nát; còn chúng ta, chúng ta sẽ được biến đổi.” (1 Cor 15,52).
Jos. Hoàng Mạnh Hùng
Bài cùng chuyên mục:

Trong cái rủi có cái may (22/05/2022 09:50:24 - Xem: 307)
Đối với tất cả những điều tiêu cực mà chúng ta phải nói với chính mình thì Thiên Chúa luôn có câu trả lời tích cực cho điều đó

Gạn đục khơi trong (13/05/2022 10:41:20 - Xem: 524)
Dù ở bậc sống nào, là giáo dân hay tu sĩ, chắc chắn không ít lần, chúng ta đã rơi vào tình cảnh khó khăn hay chứng kiến nhiều tình huống éo le, đòi buộc ta phải hành động,

Nỗi sợ bị bỏ lỡ (04/05/2022 07:25:25 - Xem: 547)
Một trong những nỗi băn khoăn day dứt nhất của chúng ta là ý thức rằng mình luôn mãi bỏ lỡ gì đó trong đời. Đây cũng là một trong những yếu tố lớn nhất của nỗi sợ chết.

Hội thánh Chúa Ki-tô phải trở nên bé nhỏ hơn (02/05/2022 08:38:19 - Xem: 735)
Hội thánh sẽ càng ngày càng trở nên nhỏ bé với dáng vẻ khiêm tốn, nghèo hèn và ít đặc quyền hơn. “Người phải lớn lên, còn tôi thì nhỏ lại.”

Rồi Thiên Chúa lại tạo nên ánh sáng (29/04/2022 07:35:33 - Xem: 661)
Đối với con mắt, ánh sáng phục sinh còn là hiện tượng vật chất hoàn toàn mới. Trong cuộc phục sinh của Chúa Giêsu, các nguyên tử của hành tinh bị rung động khỏi sự vận hành vật chất bình thường.

Sống mãi mãi trên trần gian là một ý tưởng tồi (27/04/2022 08:39:49 - Xem: 748)
Một cuộc sống lâu dài hơn trên trần gian không thể so sánh với những gì đang chờ đợi chúng ta trên Thiên đàng.

Đức Ki-Tô phục sinh - Người bạn đồng hành của Ki-Tô hữu (18/04/2022 15:07:28 - Xem: 737)
“Cảm nghiệm về Đấng Phục Sinh của hai môn đệ trên đường đi về làng Emmaus cũng có thể diễn ra trong cuộc sống hàng ngày của mỗi tín hữu Kitô.

Nhìn lại Mùa Chay – Cớ sao tôi khiến đời mình nên bận rộn? (11/04/2022 05:54:31 - Xem: 835)
Khi nhìn vào lịch trình sống của mình vào đầu tuần hay đầu tháng, tôi có thấy bất kỳ khoảng trống nào để cầu nguyện và nhìn lại ngày sống không?

Lạm bàn về việc làm bác ái (07/04/2022 14:50:19 - Xem: 878)
Điều cốt lõi của những việc làm từ thiện, bác ái là âm thầm. Những người làm từ thiện phải nhắm đến đối tượng là những người được hưởng lợi ích

Để chu toàn bổn phận như là môn đệ Chúa Giêsu (05/04/2022 14:23:18 - Xem: 995)
Ân sủng của Bí tích Thánh Thể biến đổi chúng ta thành Chúa Giêsu Kitô hơn. Ân sủng này cũng thúc đẩy chúng ta trở nên giống Ngài hơn
-
Suy nghĩ và cầu nguyện lễ Chúa Thăng Thiên năm C
Mỗi người chúng ta có một vị trí riêng trong chương trình cứu độ của Thiên Chúa trong việc làm chứng và loan báo Tin Mừng, không ai thay...
-
Lời khuyên cho các tân linh mục: Ý nghĩa thật sự của đời linh mục
Tôi xin được chia sẻ với tất cả anh chị em bài giảng tôi soạn để giảng lễ Tạ ơn Tân Linh Mục trong Giáo Phận.
-
Ý thức Tông đồ
Chủ đề ý thức tông đồ dành riêng cho các linh mục. Tuy nhiên, các tu sĩ và anh chị em giáo dân vẫn có thể sử dụng, miễn là biết cách áp...
-
Đức Mẹ đồng trinh trọn đời
Tín điều Đức Mẹ Đồng Trinh trọn đời nghĩa là sao? Con có nghe người ta hay nói là Đức Mẹ còn có con là ông Gia–cô–bê, ngoài Chúa Giêsu....
-
Trong cái rủi có cái may
Đối với tất cả những điều tiêu cực mà chúng ta phải nói với chính mình thì Thiên Chúa luôn có câu trả lời tích cực cho điều đó
-
Đức khó nghèo của linh mục
Khó nghèo, giản dị, thậm chí khổ hạnh nghe có vẻ đơn giản, nhưng những điều này thực sự có ý nghĩa gì đối với người linh mục giáo phận?
-
Gia vị cho bài giảng lễ Chúa nhật 6 Phục sinh Năm C
Kính thưa quý cha, một số cha có ngỏ lời muốn sư tầm những truyện, những giai thoại và những dụ ngôn... để đưa vào bài giảng cho giáo dân...
-
Suy nghĩ và cầu nguyện CN 6 Phục sinh năm C
Hãy xác tín một cách thâm sâu về Lời Chúa và biết nương theo tác động của Thánh Thần, để Ngài làm mới lại cuộc sống của chúng ta từng ngày....
-
Suy Tư Tin Mừng: Thầy để lại bình an cho anh em
bình an của Đức Giê-su để lại có hiện diện trong đời sống của chúng ta hay không, tùy thuộc vào sự đáp trả của chúng ta về lời mời gọi...
-
Ý nghĩa và cùng đích của việc học
Nghiên cứu, học hành là để tìm ra mục đích tối hậu của chúng trong bối cảnh của tình yêu. Bất cứ khi nào chúng ta học tập thì Chúa Giêsu...
-
Người mẹ mù một bên mắt
Đôi mắt của anh... cũng là đôi mắt của mẹ. Ánh sáng của anh... Cũng là bóng tối của mẹ.
-
Hành trang lên đường
-
Thứ quý giá nhất trên đời
-
Giá trị của thời gian
-
Cà rốt, trứng gà và hạt cà phê